Trang thông tin điện tử xã Quỳnh LộcThiết kế & Vận hành: Công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam- Trụ sở: 103 Nguyễn Du - TP. Vinh - Nghệ An. Liên hệ: 0989662498
Hội CCB xã Quỳnh Lộc: Quản lý hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội
Thứ năm - 06/04/2023 15:38
Quỳnh Lộc trước năm 2021 là xã nông nghiệp, thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển của thị xã Hoàng Mai, xã bán sơn địa với tổng diện tích đất tự nhiên 2.307,4 ha; có 2.930 hộ dân và có 11.418 nhân khẩu, tổng chiều dài gần 12 km2, người dân xã Quỳnh Lộc chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính, điều kiện làm ăn của các hộ dân trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn bởi yếu tố địa lý và điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, trong đó khó khăn lớn nhất là thủy lợi tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiêp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; kinh tế của người dân trên địa bàn xã ngoài sản xuất nông nghiệp, chủ yếu nhờ vào nguồn thu nhập đi làm ăn xa của công dân trong độ tuổi lao động và một phần nhờ vào thu nhập từ nguồn chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số nghề phụ khác ..vv..
Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của xã Quỳnh Lộc ngày một thu hẹp, do định hướng phát triển kinh tế của thi xã Hoàng Mai và của địa phương chuyển đổi dần theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp của địa phương được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi trâu, bò sinh sản và trồng rau màu các loại ..vv... với cơ chế phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống chuyển đổi theo hướng đa nghề và với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lời nhất để người dân phát huy được thế mạnh trong xây dựng kinh tế hộ gia đình, chính vì vậy mà thời gian qua người dân xã Quỳnh Lộc được thụ hưởng rất nhiều về chế độ, chính sách ưu đãi để sản xuất, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với thu nhập ổn định.
Số lao động dư thừa được học nghề và tạo công ăn việc làm ngay tại địa phương, các hộ nghèo, cận nghèo, các gia đình diện chính sách được cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH quan tâm giúp đỡ kịp thời, các hộ nông dân nghèo, cận nghèo, các hộ gia đình kinh doanh, chăn nuôi ..vv.. có nhu cầu vay vốn rất cao, tuy nhiên từ năm 2002 về trước các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ các Ngân hàng; theo quy định của Ngân hàng thương mại và Ngân hàng nông nghiệp thì điều kiện để người vay vốn phải có tài sản để thế chấp như nhà, đất đai ..vv.. đây chính là rào cản lớn nhất đối với nông dân nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.
Năm 2002, sau khi có Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Lưu được thành lập và tháng 8/2013 Ngân hàng CSXH thị xã Hoàng Mai thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Quỳnh Lưu, phục vụ cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận, từ đó cơ hội tiếp cận vốn vay cho các đối tượng chính sách bao gồm hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đối tượng học sinh sinh viên ..vv.. được ưu đãi cho vay vốn phát triển kinh tế. Hội Cựu Chiến binh xã Quỳnh Lộc coi đây là một trong điều kiện thuận lợi tạo vốn vay với lãi suất thấp, giúp cho hội viên và người dân phát triển kinh tế có hiệu quả; đây cũng chính là một trong cơ chế tốt nhất để địa phương phấn đấu xóa, giảm nghèo bền vững.
Để làm tốt việc tiếp cận về cơ chế, chính sách, các chế độ ưu đãi của Ngân hàng CSXH, hàng năm Ban thường vụ Hội CCB xã cùng các tổ tiết kiệm vay vốn do Hội quản lý được Ngân hàng CSXH thị xã Hoàng Mai tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đã kịp thời cập nhật, bổ sung đầy đủ nội dung hướng dẫn của trên, làm cơ sở để Ban thường vụ Hội CCB xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, của NHCSXH đến hội viên và nhân dân.
Phương pháp tuyên truyển Hội CCB xã vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều loại hình như thông báo trên không gian mạng zalo, facebook, trên loa phát thanh của thôn và của xã, đồng thời lồng ghép các hội nghị ở chi hội để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, hội viên trên địa bàn xã.
Hàng năm cùng với Ban xóa đói giảm nghèo thường xuyên kiểm tra, giám sát nắm chắc các đối tượng chính sách được diện ưu đãi cho vay, lập danh sách theo dõi, tư vấn, tạo mọi điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay sớm nhất, phân công đồng chí phó chủ tịch Hội trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các tổ TK&VV nắm chắc tình hình hoạt động tín dụng của các tổ và tổ viên. Hiện nay 05 tổ TK&VV do Hội quản lý đều được phân bổ hợp lý theo địa bàn cụm dân cư, thuận tiện cho việc theo dõi bình xét, kết nạp hội viên chặt chẽ, đúng đối tượng.
Đến tháng 3/3023 Hội CCB Quỳnh Lộc có 288 hộ vay vốn từ Ngân hàng CSXH; Hội đã thực hiện 9/15 chương trình cho vay của NHCS với tổng dư nợ là trên 12 tỷ đồng, trong đó hộ nghèo 682.000.000 triệu/15 hộ; hộ cận nghèo 813.813 000đồng/18 hộ; thoát nghèo 1.258.000.000đồng/27 hộ; giải quyết việc làm 647.000.000 đồng/13 hộ; HSSV 188.000.000 đồng/06 hộ; HSSV mua máy tính 550.000.000 đồng/05 hộ; Sản xuất vùng khó khăn 4.660.000.000 đồng/95 hộ; nhà ở 125.000.000 đồng/01 hộ; nước sạch vệ sinh môi trường 3.636.900.000 đồng/191 hộ.
Mặc dù dư nợ do hội quản lý ở mức cao so với mặt chung của toàn xã, song với tinh thần, trách nhiệm của mình BTV, BCH Hội cùng với sự kiểm tra, đôn đốc của NHCSXH thị xã nên chất lượng tín dụng do Hội CCB xã Quỳnh Lộc quản lý những năm qua không có trường hợp nào chiếm dụng, vay ké, xâm tiêu, nợ xấu xảy ra.
Việc kiểm tra giám sát hoạt động vay vốn của các tổ TK&VV đều được BTV Hội xây dựng từ đầu năm, thông qua phê duyệt chặt; tổ chức duy trì chế độ kiểm tra, giám sát đối với các tổ TK&VV nghiêm túc; công tác kiểm tra có nề nếp, đi sâu vào kiểm tra định kỳ và đột xuất, cùng với kiểm tra thường xuyên của NHCSXH và của BTV thị Hội đã kịp thời chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nên chất lượng ủy thác của các tổ TK&VV luôn phát triển; 05 tổ TK&VV do Hội quản lý đều huy động được tiền gửi tiết kiệm đối với các thành viên vay vốn tối thiểu 100.000đ/tháng; trong đó thành viên có kết quả số dư tiết kiệm nhiều nhất là 835.948.000 đồng.
Những năm qua, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH thị xã hỗ trợ cho các hộ gia đình vay để sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ đã tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động tại địa phương; các hộ vay vốn của chương trình đều làm ăn có hiệu quả, đời sống kinh tế ngày một nâng lên rõ rệt; tiêu biểu có hội viên CCB Nguyễn Đức Vượng xây dựng chuồng trại chăn nuôi hơn 20 con hươu lấy lộc và hươu sinh sản, trừ chi phí hàng năm cho thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu; gia đình chị Văn Thị Xuân mở xưởng cơ khí sản xuất cửa kính cao cấp tại nhà tạo công ăn việc làm ngay tại địa phương và thu hút được 7-10 lao động nam, mức lương đạt từ 8-10 triệu đồng/người/tháng, chị Nguyễn Thị Hành mở xưởng may gia công tại nhà thu hút được hơn 30 lao động nữ, mức lương của chị em đạt từ 5-6 triệu đồng/người/tháng; gia đình anh Bùi Văn Lượng vay vốn để mua máy cày dịch vụ nông nghiệp cho bà con và mở trang trại chăn nuôi bò sinh sản cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm, ông Nguyễn Văn Cường vay vốn để phát triển mô hình trồng cây keo lấy gỗ tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động và hàng năm lợi nhuận trên 200 triệu đồng…vv. Do điều kiện canh tác nông nghiệp không thuận lợi, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên đa số các hộ được cho vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đã chuyển đổi từ canh tác lúa, hoa màu sang chăn nuôi trâu bò, hươu, dê sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều hộ nghèo, cận nghèo và hộ thuộc diện chính sách khác được vay từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thời gian tới, Hội Cựu chiến binh xã Quỳnh Lộc mong muốn NHCSXH cùng chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng CSXH, đặc biệt là nguồn vốn giải quyết việc làm, để tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, qua đó tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của địa phương.