Quỳnh Lộc: Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy trong lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hôi, củng cố Quốc phòng – An ninh

Thứ năm - 08/12/2022 09:53
 
Thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, Đảng ủy xã xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng ở địa phương; liên hệ cụ thể đến nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên trên từng vị trí công tác, để cán bộ, đảng viên có kỹ năng nắm bắt, phân tích, liên hệ mở rộng những nội dung lý luận, thực tiễn về chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của Tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức Đảng ở xã; nhằm liên hệ cụ thể và vận dụng những kiến thức được trang bị vào xây dựng giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, đảng bộ, chi bộ trong lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Vai trò của Đảng ủy xã trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương được Quy định trong Điều 21 điểm 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”.  Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển cách mạng do Đảng lãnh đạo, các Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) luôn có vị trí, tầm quan trọng là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, đảm bảo cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Do vậy, có thể khẳng định TCCSĐ là nền tảng đóng vai trò quan trọng quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Có thể nói các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện tốt hay không, có đi vào và trở thành hiện thực trong cuộc sống hay không là đều nhờ vào vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng có đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, có đem lại nguồn cổ vũ, động viên cho nhân dân hay không, tất cả đều phụ thuộc vào vào vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và của các TCCSĐ nói riêng.
Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương. Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, xã giàu đẹp, văn minh. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh: Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và của cấp trên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân. Lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai, khoáng sản, ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo...; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị hiện đại, văn minh. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương và chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong năm 2022 lĩnh vực phát triển kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,61% = 100% so với KH. Tổng giá trị sản xuất đạt 714.180 triệu đồng đạt 100,19% KH. Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ cơ bản đúng định hướng. Thu ngân sách đạt 30.588,8 triệu đồng = 83,41% so với dự toán HĐND xã giao, tăng 15,53 % so với năm 2021 Thu nhập bình quân đầu người đạt 56.880 triệu đồng = 102,49% so với KH; duy trì chế độ trực làm việc, trực chỉ huy sẵn sàng ứng phó các tình huống, rà soát thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, tổ chức khám, sơ tuyển giao quân đạt chỉ tiêu, an ninh được giữ vững.
Giải pháp phát huy vai trò tổ chức Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn, Đảng ủy sẽ tập trung thực hiện tốt những giải pháp như: Lãnh đạo việc thực hiện chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp; các kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước mà trước hết là các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy Đảng cấp mình và cấp trên đã đề ra trong nhiệm kỳ và trong từng năm về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, chú trọng xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động, Nghị quyết chuyên đề triển khai thực hiện các nhiệm vụ một cách cụ thể, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng quy chế, tạo điều kiện bảo đảm cho việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, đồng thời bảo đảm thuận lợi cho việc tổ chức triển khai của chính quyền, sự tham gia giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng như việc tiếp thu ý kiến của quần chúng nhân dân một cách dân chủ, khách quan, kịp thời. Chú trọng khâu tổ chức phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên cấp ủy theo chức năng, nhiệm vụ, chức trách được giao bảo đảm phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết, trí tuệ tập thể và vai trò, trách nhiệm, năng lực công tác của từng cá nhân trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Quan tâm lãnh đạo ban hành nghị quyết chuyên đề, tập trung thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy cấp mình và cấp trên trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Lãnh đạo thực hiện có chất lượng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong nhiệm kỳ và trong từng năm. Với mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hoặc trong từng năm; trong đó phải xác định được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể; nhiệm vụ chủ yếu thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, dân vận. Các chỉ tiêu chủ yếu và nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn  hoặc trong từng năm. Trong các chỉ tiêu chủ yếu, phải xác định rõ, phù hợp về các vấn đề: Kinh tế: (Tốc độ phát triển kinh tế; xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, môi trường, đất đai..); văn hóa, xã hội (Giáo dục, y tế, thương binh xã hội, văn hóa - thông tin - thể dục thể thao); quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; cải cách hành chính - nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn. Trong nhiệm vụ cụ thể, phải thể hiện được các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực: Kinh tế; quản lý, phát triển đô thị; văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh; cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tổ chức thực hiện: Thể hiện rõ yêu cầu về tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, chế độ báo cáo, thời gian và các điều kiện bảo đảm để các chủ thể là tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện. Đẩy mạnh lãnh đạo cải cách hành chính, xây dựng chính quyền vững mạnh: Tập trung cao nhất cho việc lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả  hoạt động của HĐND, UBND xã theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, theo Hiến pháp và pháp luật. Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai,  ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn hỗ trợ khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo...; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, đô thị hiện đại, văn minh. Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã, trong đó tập trung rà soát nhằm bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế làm việc; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng "hành chính hóa", gắn bó chặt chẽ với nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường phối hợp công tác; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội. Lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, bảo đảm phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, sức mạnh của nhân dân để tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các mô hình tự quản văn minh an toàn ở cộng đồng dân cư. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, công tác quân sự địa phương và chính sách hậu phương quân đội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Phát huy vai trò HĐND,UBND và trực tiếp là Ban Chỉ huy quân sự, Công an xã trong tham mưu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành,ban chỉ huy quân sự cùng các ban ngành, đoàn thể làm tốt công tác tham mưu và tổ chức thực hiện. Đặc biệt phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra của các ban ngành, đoàn thể, tạo được phong trào thi đua sôi nổi ở cơ sở. Chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, nhằm ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng nội bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể đoàn kết thống nhất.
Lãnh đạo thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở cơ sở: Thực hiện kết hợp ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cơ sở. Kết hợp quá trình phân công lại lao động, phân bổ lại dân cư với tổ chức xây dựng và sắp xếp, bố trí lại lực lượng quốc phòng - an ninh trên địa bàn, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở cơ sở sao cho có lực lượng bảo vệ địa phương. Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự, v.v. phục vụ cho cả phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh ở cơ sở. Kết hợp xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh toàn diện rộng khắp nhằm giữ vững ổn định chính trị.
 

Tác giả bài viết: Trương Kiên

Nguồn tin: quynhloc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây