Quỳnh Lộc: Hiệu quả công tác Dân vận

Thứ tư - 14/12/2022 11:13
 
Những điểm mới về công tác Dân vận của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gồm 2 phần: Phần thứ nhất Tổng kết công tác Dân vận nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Phần thứ 2 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác Dân vận nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.
Phần thứ nhất tổng kết công tác dân vận nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng:     Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; các vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu... đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ và tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn diễn biến phức tạp; sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn; đặc biệt, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có công tác dân vận của Đảng. Trong bối cảnh đó, công tác Dân vận của Đảng được Trung ương và cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, đạt được kết quả cụ thể, rõ rệt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Phần thứ 2 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác dân vận nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng: Dự báo tình hình trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn đang tồn tại, có mặt gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ (Phát biểu khai mạc Hội nghị BCHTW lần thứ Tư, khóa XIII, ngày 04/10/2021, TBT Nguyễn Phú Trọng cảnh báo: suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống có mặt còn phức tạp, tinh vi hơn) và sự chống, phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch, các vấn đề an ninh phi truyền thống và biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số... sẽ tác động mạnh, nhiều chiều đến công tác dân vận và đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng cường công tác dân vận của Đảng. Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nhân dân là chủ, Nhân dân làm chủ; Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để Nhân dân tin tưởng, noi theo; Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện, sâu sắc công tác dân vận nhiệm kỳ Đại hội XII; căn cứ tình hình thực tiễn, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác dân vận. Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng Đảng gồm 6 nội dung quan trọng là: (1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; (2) Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. (3) Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; (4) Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; (5) Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; (6) Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định, các nội dung trọng tâm này đều phải có sự tham gia và tác động của công tác dân vận ở các cấp.
Tại Quỳnh Lộc kết quả vận động giải phóng mặt bằng đường thôn 9 đi thôn 10 tổng vận động nhân dân ủng hộ gần 16 tỷ: Trong đó giải tỏa được 130 hộ, trên 1.900m2 ước tính trên 15 tỷ đồng; 880m3 bờ bao, ki ốt cổng ước trên 900 triệu đồng. Thực hiện Mô hình dân vận khéo của MTTQ với mô hình "Vận động nhân dân xây dựng Tổ tự quản văn minh, ăn toàn"  mô các thôn với nội dung: “phát huy quỹ vì người nghèo hỗ trợ những nhà còn xuống cấp”. Mô hình Hội phụ nữ xã với nội dung: “ống tiền tiết kiệm”, “Hỗ trợ chi phí học tập cho con của hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn (mẹ đỡ đầu)”. Đoàn thanh niên xã với mô hình “đoạn đường sáng-xanh-sạch-đẹp” Cựu chiến binh với mô hình đảm bảo công tác an ninh trật tự; Nông dân “Hàng cây nông dân ơn Bác”, “sản xuất rau an toàn gắn với bảo vệ môi trường”, sản xuất kinh doanh giỏi “nuôi ong lấy mật của hộ ôngVăn Huy Toàn thôn 10”.
Để thực hiện phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Đại hội XIII đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng, trong đó xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, 3 giải pháp đột phá về công tác xây dựng Đảng, trong đó công tác dân vận là nội dung quan trọng trong quá trình tổ chức, thực hiện. Toàn bộ nội dung này đã được thể hiện đầy đủ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (Báo cáo viên xin phép tập trung phân tích nội dung 8 và 10).10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng: (1) Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; (2) Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; (3) Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; (4) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; (5) Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; (6) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu; (7) Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; (8) Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; (9) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; (10) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Về nội dung 8: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận cơ quan Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.  Phải xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tăng cường phối hợp, thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền, cư quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân vận. Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân vận.  Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức tốt việc tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền theo định kỳ đã được quy định. Thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc đối thoại với nhân dân, giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, không để hình thành các điểm nóng. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.  Nghiên cứu, ban hành cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Về nội dung 10: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Trước hết, phải nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; khắc phục tình trạng ban hành nghị quyết thiếu tính khả thi. Đồng thời, nâng cao năng lực thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hoá mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động theo hướng nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, tính chiến đấu, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các tổ chức. Tiếp tục cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, coi trọng tự kiểm tra của các cấp ủy, tổ chức đảng và kiểm tra, giám sát chuyên đề của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp trên, bảo đảm các chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu các cấp. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Ba nhiệm vụ trọng tâm là: (1)Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên. (2) Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (3)Tiếp tục đổi mới, kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ba giải pháp đột phá là: (1)Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là công tác tổ chức, cán bộ. (2)Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. (3)Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Tác giả bài viết: Trương Kiên

Nguồn tin: quynhloc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây