Hội Nông dân xã Quỳnh Lộc: Phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
- Thứ sáu - 11/08/2023 10:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 11/08/2023, tại Nhà văn hóa xã Quỳnh Lộc, Hội Nông dân xã Quỳnh Lộc phối hợp với Hội Nông dân thị xã Hoàng Mai tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Hội nghị tập huấn đã được truyền đạt kỷ thuật chăn nuôi bò thịt và kỷ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học đây là biện pháp tổng hợp nhằm giảm bớt nguy cơ xuất hiện bệnh trong quá trình chăn nuôi và giảm thiểu sự phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì yêu cầu người chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ:
Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác.
Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi trước cổng trại và mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng, phải thường xuyên định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi.
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
Nguyên tắc 2: Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi :
Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt và nước uống sạch cho đàn vật nuôi.
Chuồng nuôi đúng qui cách và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý, định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.
Nguyên tắc 3: Kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi:
Phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc tình trạng bệnh dịch của đàn vật nuôi mới nhập, vật nuôi mới mua về phải nuôi cách ly theo qui định.
Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại, kiểm soát không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ vào khu vực chăn nuôi.
Thông qua lớp tập huấn này nhằm bồi dưỡng thêm cho bà con Nông dân nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và mong rằng bà con nông dân sẽ đưa vào thực tiễn để áp dụng vào sản xuất và chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.
Hội nghị tập huấn đã được truyền đạt kỷ thuật chăn nuôi bò thịt và kỷ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học đây là biện pháp tổng hợp nhằm giảm bớt nguy cơ xuất hiện bệnh trong quá trình chăn nuôi và giảm thiểu sự phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì yêu cầu người chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ:
Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác.
Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi trước cổng trại và mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng, phải thường xuyên định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi.
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
Nguyên tắc 2: Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi :
Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt và nước uống sạch cho đàn vật nuôi.
Chuồng nuôi đúng qui cách và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý, định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.
Nguyên tắc 3: Kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi:
Phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc tình trạng bệnh dịch của đàn vật nuôi mới nhập, vật nuôi mới mua về phải nuôi cách ly theo qui định.
Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại, kiểm soát không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ vào khu vực chăn nuôi.
Thông qua lớp tập huấn này nhằm bồi dưỡng thêm cho bà con Nông dân nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và mong rằng bà con nông dân sẽ đưa vào thực tiễn để áp dụng vào sản xuất và chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.